amedia

Hạnh phúc ngay đây

15-11-2016 21:52:00


Tại sao không thấy hạnh phúc khi đạt điều mình mong muốn

Trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua cảm giác này. Có khi còn rất nhiều lần nữa là khác. Tôi là một trong số đó.

Chúng ta học cực khổ. Chúng ta làm việc cực khổ. Chúng ta nghĩ rằng, đến khi chúng ta đạt được một điều gì đó, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn. Tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, đậu vào ĐH, tốt nghiệp đại học, tìm được việc làm, được tăng lương, mua được xe,... Đúng là khi chúng ta đạt được một cột mốc nào đó lơn lớn trong cuộc đời, chúng ta cảm thấy vui. Nhưng dường như niềm vui qua rất nhanh và còn lại trong ta là sự mệt mỏi. Hạnh phúc dường như quá mong manh?

Cho đến khi đọc cuốn sách Happier (VN có dịch với tựa Hạnh Phúc Hơn) của tác giả Tal Ben-shahar, tôi mới hiểu mình sai ở đâu. Phần lớn chúng ta đều từng mong chờ vào một điều gì đó trong tương lai mà bỏ qua hiện tại. Chúng ta gán ghép ý nghĩa vào cái cột mốc trong tương lai đó để rồi bỏ qua niềm vui (cảm xúc) và ý nghĩa (lý trí) của ngày hôm nay. Chúng ta có đang vui và thấy ý nghĩa với những gì mình đang làm? Nếu bạn cảm nhận được cả hai điều này, tôi mừng cho bạn. Nếu bạn chưa cảm nhận được, tôi khuyên bạn hãy suy nghĩ và tìm được cho mình điều mình muốn làm hàng ngày. Ngày hôm nay bạn đã vui chưa? Bạn đã làm điều gì có ý nghĩa chưa?

Tôi vừa đọc được một câu của Steve Jobs (1993):

"Being the richest man in the cemetery doesn't matter to me... Going to bed at night saying we've done something wonderful... that's what matters to me."

"Trở thành người giàu nhất trong nghĩa địa không phải là điều quan trọng với tôi... Đi ngủ mỗi đêm và cảm nhận rằng chúng ta đã làm một điều kỳ diệu gì đó... điều này rất quan trọng với tôi."

Chúng ta đang làm gì để hạnh phúc mỗi ngày?


Có ý nghĩa và có niềm vui, sống tích cực phải chăng quá khó?

Khi một người bạn ra đi


Bài viết về Lawrence Anthony một người đã dành cả cuộc đời mình để bảo vệ thiên nhiêu, các thú vật bị con người đe dọa. Khi ông chết vào tháng 3/2012 vừa qua, đàn voi rừng mà ông đã từng cứu đã đến nhà ông và bày tỏ lòng tiếc thương cũng giống như một thành viên trong đàn bị chết.

Những con voi đã đi hơn 20km để đến nhà ông và ở lại 2 ngày 2 đêm để tưởng nhớ đến người bạn của mình.

Câu nói của ông mà tôi thích:

"Tôi chẳng hiểu được câu khẩu hiệu 'Nghĩ ra ngoài cái hộp' (to think outside the box). Tại sao có người lại chịu ngồi trong hộp rồi nghĩ ra ngoài cái hộp. Tốt hơn hết là bước ra khỏi cái hộp."

Link tin tiếng Việt:
http://www.facebook.com/photo.php?fbid=490376167657697&set=a.460993927262588.116893.100000559530824&type=1&ref=nf

Link tin tiếng Anh 
http://www.psychologytoday.com/blog/animal-emotions/201203/elephants-mourn-loss-elephant-whisperer-lawrence-anthony

Hình ảnh đàn voi
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10150653709309548&set=a.10150100786474548.285957.106135859547&type=1&theater

Link Wikipedia về ông:
http://en.wikipedia.org/wiki/Lawrence_Anthony

Tự do

Tự do là một khái niệm dễ gây tranh cãi. Mỗi chúng ta đều có những ràng buộc, trách nhiệm và kỷ luật bị xã hội hoặc chính bản thân mình áp đặt, vì thế việc diễn giải 
khái niệm tự do cũng sẽ rất khác nhau.

Tự do có phải chúng ta buông bỏ các ràng buộc trách nhiệm về tình cảm (như với gia đình, bạn bè), trách nhiệm với xã hội (làm việc, đóng thuế), hay những ràng buộc rất đơn giản như đến lớp, đến công ty hay đi xe đúng tuyến, dừng xe nơi đèn đỏ? 

Tự do có phải làm tất cả những gì mình muốn, không nghĩ tới người khác? 

Người ta hay nói, hãy là chính mình, có phải lúc đó chúng ta được làm những gì mình muốn và cảm thấy như vậy là tự do?

Với tôi, sự tự do là chấp nhận những gì mình đang có, bao gồm cả những điều mình phải làm với bản thân (chăm sóc chính mình tốt hơn), với gia đình (yêu thương và gần gũi gia đình hơn) và xã hội (cống hiến nhiều hơn). Sự tự do đến với tôi khi tôi khai thác được bản thân nhiều hơn, sống hết mình nhiều hơn hoặc có thể chiều ngược lại mới đúng, khi khai thác bản thân mình nhiều hơn, tôi có được sự tự do trong lý trí và tâm hồn mình.

Theo tôi, sự tự do đến với con người không phải là phá hủy các quy tắc, buông bỏ các trói buộc. Tự do đến với con người khi đã thấu hiểu các quy tắc, các trói buộc để sống và làm việc cùng với chúng mà vẫn đạt được những gì mình mong muốn. Để rõ ý hơn, tôi xin trích lại bài tôi đã viết về tầng 5 của tháp nhu cầu của Maslow:

"Tầng cuối cùng (5) có thể nói là tầng khó mô tả nhất. Có rất ít người đạt được tầng này. Chính vì thế nó khó hình dung nhất. Được gọi là tầng Hiện Thực Hóa Bản Thân (Self-Actualization), Maslow dùng một câu để mô tả: “What a man can be, he must be.” (Một người có thể trở thành cái gì, thì sẽ trở thành như vậy – tạm dịch.) Có thể hiểu theo nghĩa một con người có khả năng tối đa trở thành gì thì đạt được điều đó. Nói cách khác, mỗi ngày bạn lại bộc lộ (khai thác tiềm năng) càng mạnh mẽ hơn cho tới lúc bạn đạt được hết mức mà bạn có thể đạt. Nói chung là vậy, nhưng tới từng cá nhân, nhu cầu này thể hiện rất khác nhau. Một người có thể mong muốn trở thành người cha mẹ kiểu mẫu, người khác lại mong muốn giỏi giang về thể thao, sáng tạo hay vẽ tranh. Để đạt được điều này, con người không chỉ đạt được 4 tầng dưới mà còn phải đạt được một cách dễ dàng. Những người ở tầng 5 sẽ nhận ra người khác lừa mình hay thực lòng với mình. Họ phán đoán con người rất chính xác và hiệu quả. Họ cũng chấp nhận sự thật và các dữ kiện thay vì chối bỏ sự thật. Họ rất tự nhiên, không gò bó. Họ thích giải quyết các vấn đề (có lẽ để khai thác hết khả năng của mình). Họ chấp nhận chính họ và những người xung quanh (không xoáy vào điểm yếu của mọi người) và không còn định kiến. Họ biết tự quản lý chính mình, độc lập, không quá nhiều bạn nhưng đều rất thân thiết, hài hước một cách “triết lý”, có phương hướng chống lại các áp lực từ bên ngoài, vượt qua (transcendence) thay vì chìm đắm trong các áp lực này."

Khi bạn vượt qua chính mình, bạn sẽ có được tự do.

Và tôi đang vượt qua chính mình.

TRẦN XUÂN HẢI & HAPPINESS MANAGEMENT


A.M.C STUDIO

A.M.C kết nối

Lượt xem

  • Đang xem:
  • Tổng lượt xem: