Francesco Faccin - Nhà thiết kế nội thất nổi tiếng tại kinh đô thời trang
25-11-2016 21:22:44
Francesco Faccin là một nhà thiết kế trân trọng tất cả những gì ông làm. Ông là một người biết mình muốn gì và biết cách làm thế nào để có thể tạo ra các phiên bản hữu hình của những gì trong tưởng tượng của ông. Những thiết kế của ông thể hiện rõ sức sáng tạo không giới hạn nhưng phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Francesco Faccin- không phải là một nhà thiết kế thời trang mà ông chọn trở thành một nhà thiết kế nội thất
Francesco Faccin sinh ra tại kinh đô thời trang Milan, Italia vào năm 1977. Lớn lên tại nơi mà có thể gọi là ăn ngủ cùng thời trang thì Faccin lại trở thành một nhà thiết kế, lắp đặt và phối kết hợp nội thất. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Serial planks” tác phẩm điêu khắc bằng đồng đúc, đặc biệt sáng tạo. Bộ sưu tập nội thất bằng đồng bao gồm những tấm ván được làm theo chất lượng thẩm mỹ và đặc điểm của gỗ nhưng có thể được kết hợp tạo ra vô số hình dạng và cấu hình.
Năm 2003, sau khi đã hoàn thành nghiên cứu của mình tại Industrial Design ở Milan, Faccin làm việc tại studio thiết kế của Enzo Mari. Cùng thời điểm đó, ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một nhà thiết kế tự do, cộng tác với các công ty Ý và tầm cỡ quốc tế như Tod's, Segis, DAE.
Từ năm 2004 đến 2007, ông làm cộng sự trong dự án tự sản xuất quy mô nhỏ với thợ thủ công địa phương, vai trò giám sát toàn bộ quá trình, phát triển các sản phẩm và tìm ra cách giải quyết hợp lý cho hàng loạt các vấn đề của những thách thức mới, đặc biệt là với những thợ liên quan trực tiếp đến thao tác tạo gỗ và lao động thợ thủ công. Tại cùng thời gian này ông đã cộng tác với hãng đàn luýt và hãng sản xuất mô hình mẫu Francesco Rivolta.
Nhà thiết kế Francesco làm việc cùng các đồng nghiệp
Năm 2009 Faccin gặp gỡ và hợp tác với Michele De Lucchi (một nhà thiết kế, kiến trúc sư nổi tiếng người Ý).
Năm 2010, ông gia nhập SaloneSatellite lần thứ hai và giành chiến thắng giải thưởng Design Report Award 2010. Từ năm 2010, ông là giáo sư tại Đại học NABA nổi tiếng với khóa học mang tên "Projects not Objects" (tạm dịch “dự án không mục tiêu”).
Năm 2013 ông được mời với tư cách là một nghiên cứu sinh, dành bốn tháng tại American Acadamy uy tín ở Rome để nghiên cứu về các loại vải chất lượng và nghề thủ công của trung tâm lịch sử Rome.
Uy tín và độ nổi tiếng của ông phủ sóng trong nước cũng như quốc tế thể hiện qua hàng loạt những khách hàng như Danese, Miniforms, Bolia, Officianove và nhiều hơn nữa. Những tác phẩm của ông được đề cao trong các tạp chí trong đó phải kể đến INTERNI, Abitrare, Wallpaper, Monocle và Elle Décor.
Dưới đây là một số dự án xuất sắc và thành công của Francesco Faccin
Tất cả những sản phẩm này đều được làm từ đồng
“Serial Plank” có thể coi là một dự án đặc biệt, nhìn thì có vẻ vô cùng đơn giản và không có gì đặc biệt nhưng thực ra nó lại đi ngược với những gì mọi người nghĩ. Đây là một bộ sưu tập các đồ nội thất với vẻ bề ngoài là gỗ nhưng thực chất nó được đúc từ đồng. Tại sao lại vậy?
Gỗ, khuôn sáp và bản sao của nó được làm từ đồng - giống một cách kinh ngạc
Ý tưởng này được gọi là “Bronzification” - một từ không có trong từ điển. Nó được định nghĩa bởi chính người tạo ra nó Francesco Faccin, ông cho rằng đây là một phương pháp hóa học mới, một giai đoạn chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phép bất kỳ một loại vật liệu nào khác trở thành đồng. Có thể hiểu đơn giản là không phải là ta có thể hô biến gỗ thành đồng, hay bất cứ thứ gì thành đồng mà từ một khuôn mẫu vật liệu đó ta có thể đúc nó y hệt từ đồng. Trong “Serial plank” các tấm ván đồng được “khai sinh” bằng cách dùng một tấm ván gỗ, quét sáp để tạo khuôn sau đó đổ đồng vào, cuối cùng ta sẽ được những thanh đồng và người ta sẽ tạo các đường vân giống hệt gỗ. Nhưng tại sao lại chọn đồng? Đơn giản vì nó là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong thời cổ đại, cuộc chiến tranh, nó gợi lên hình ảnh của sự vĩnh cửu, sự ổn định, bền vững và khi sử dụng đồng chúng ta không lo mối, mọt- kẻ thù của mọi loại gỗ.
Những tấm ván được lặp đi lặp lại thông qua quá trình đúc
Một chiếc ghế đồng được thổi bằng nhiệt
Dù được cấu tạo bằng đồng nhưng những đặc trưng của gỗ được nhà thiết kế lột tả một cách rõ nét
Nếu có một điều còn thiếu trong vô số các quán bar, hộp đêm và quán café của châu Âu thì đó là không gian. Vì vậy, những ông chủ bà chủ tại đây cũng phải đau đầu suy nghĩ xem nên chọn đồ nội thất như thế nào để tăng không gian thoáng đãng của quán. Ghế 'Piccola'- tiếng Ý có nghĩa là "nhỏ" của Francesco được thiết kế đặc biệt dành cho các địa điểm như vậy. So với một chiếc ghế thông thường trong quán café , Picola nổi bật hơn với đặc điểm mỏng, mảnh khảnh nhưng lại vô cùng chắc chắn. Các chi tiết được lặp đi lặp lại. Những bộ phận được gắn trực tiếp với nhau thông qua lỗ mộng, không hề sử dụng một cây đinh nào. Piccola được thiết kế bằng gỗ Milan. Thiết kế này xuất hiện lần đầu trong tuần lễ thiết kế Milan năm 2015.
Piccola trông vô cùng đơn giản
Mọi mối nối được thực hiện thông qua lỗ mộng nhưng vô cùng chắc chắn
Một bộ bàn ghế Piccola
Thiết kế phù hợp cho những quán có không gian hẹp
Một thiết kế được trưng bày tại một studio ở Ý
Wunderkammer – đại khái là một tủ trưng bày đã được nhắc đến nhiều trong các văn bản lịch sử từ thế kỷ XVI. Ví dụ, những hiện vật được đặt trong một “wunderkammer” có thể được coi là mẫu vật của viện bảo tàng lịch sử tự nhiên hiện đại ngày nay. Nhưng khi sang lĩnh vực thiết kế, phiên bản mới của “wunderkammer” là “Wunder wasser” nhưng lại có chức năng hoàn toàn khác. Được thiết kế bởi Francesco Faccin, “Wunder wasser” là một chiếc bồn rửa nhỏ gắn trên tường đồng thời cũng có tác dụng làm vật trang trí. Nó được thiết kế bằng đá cẩm thạch travertino nuvolato, một loại vật liệu thường được sử dụng trong việc xây dựng đài phun nước, và kết hợp với vòi nước bằng đồng. “Wunder wasser” được thiết kế ra phù hợp trong các môi trường khác nhau nơi mà không có sẵn nguồn nước như một phòng ngủ ấm cúng, phòng thu nghệ thuật, phòng chờ hay hành lang. Thiết kế được giới thiệu trong tuần lễ thiết kế Milan năm 2015.
Thiết kế mang dáng dấp cổ điển nhưng hoàn toàn hợp với không gian hiện đại của căn nhà
Đơn giản nhưng vô cùng tinh tế, sáng tạo
Dự án Honey Factory- Nhà máy Mật ong, một kiến trúc vi mô cho nghề nuôi ong đô thị, được trưng bày trong khu vườn Milan Triennale trong triển lãm Expo Milano 2015.
Honey Factory- Nhà máy sản xuất mật ong của Francesco Faccin
Honey Factory là một nơi sản xuất mật ong, trong đó gồm các tổ ong truyền thống, nhà máy này sẽ bảo quản tốt những tổ ong trong quá trình chúng sản sinh ra mật. Nhưng trên hết, đây là một thiết kế cung cấp những thông tin bổ ích liên quan đến quan điểm nuôi ong xưa và nay.
Honey Factory bảo vệ những tổ ong khỏi thời tiết xấu đồng thời vẫn giữ một nhiệt độ ổn định tối ưu nhất. Bộ phận "ống khói" là một sự sáng tạo của thiết kế này, vừa đảm bảo được lối vào cho ong, vừa tránh xa được tầm với của trẻ em, nó cao 4.5meters so với mặt đất. Hơn nữa, thiết kế không sử dụng cửa gỗ mà dùng chất liệu kính, vừa để bảo vệ tổ ong đồng thời có thể quan sát với khoảng cách gần từ bên ngoài. Chúng ta có thể xem được hoạt động của bầy ong và “vũ điệu ong” thông qua chiếc cửa kính này.
"Cửa vào nhà máy"
Thiết kế này đóng vai trò giáo dục và cho phép mọi người dễ dàng tiếp cận đến thế giới phức tạp và hấp dẫn của các loài côn trùng, quan sát, lắng nghe tiếng kêu của chúng. Ong tạo ra một món ăn giàu dinh dưỡng, toàn diện mà không cần chế biến lại, trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Một tổ ong với diện tích "kiếm ăn" là bán kính 3 km, một khoảng cách hoàn toàn phù hợp với một công viên đô thị nói chung. Đây có thể coi là một thiết kế thành công giúp mọi người dân gạt bỏ thành kiến chống lại một loài côn trùng rất quan trọng đối với việc duy trì đa dạng sinh học.
Chúng ta có thể quan sát được mọi hoạt động bên trong thông qua cửa kính mà không lo ong đốt
Không chỉ tính đến hiệu quả của thiết kế, Francesco còn đảm bảo được an toàn cho những người xung quanh công trình đặc biệt là trẻ em
Nguồn: http://designs.vn/