MỘT CÁCH TIẾP CẬN LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ
20-08-2020 16:47:44
Lịch sử Design là môn học cơ sở của ngành thiết kế/design bắt đầu được dạy ở trường ĐH Kiến trúc từ năm 2002, sau đó được đưa vào giảng dạy tại các trường đào tạo thiết kế khác trên cả nước. Sách tham khảo chính là cuốn Lịch sử Design của Lê Huy Văn và Trần Văn Bình, Nxb Xây dựng xuất bản năm 2003 (tái bản các năm 2005, 2208, 2011 và 2015). Từ đó sinh viên mới được học lịch sử chính ngành của mình song hành cùng Lịch sử Mỹ thuật (Thế giới và Việt Nam), môn học đã được giảng dạy từ 1984 trong chương trình đào tạo đại học của trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, khi chưa có giảng viên dạy và chưa có môn Lịch sử Design. Thực ra ban đầu Khoa MTCN ĐH Kiến trúc TpHCM đặt hàng HS.NGƯT Lê Huy Văn biên soạn giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Công nghiệp, đã được Nxb ĐH Quốc gia TpHCM xuất bản năm 2002, nhưng sau đấy ĐH Kiến trúc TpHCM đã phối hợp cùng tác giả biên soạn lại thành Lịch sử Design và dùng làm sách dạy chính từ 2003.
Xu hướng né Lịch sử Design chuyển sang xây dựng môn học lịch sử chuyên ngành như Lịch sử thiết kế đồ họa, Lịch sử thiết kế thời trang, Lịch sử thiết kế nội thất... vài năm gần đây tại một số trường đào tạo nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng trong đó có cả Kiến trúc TpHCM cho thấy có những quan niệm và cách tiếp cận bộ môn Lịch sử Design chưa thực sự chuẩn xác
Sách Lịch sử Design
Nxb Xây dựng. (Ảnh của người viết)
Cần xem xét quan điểm về việc giảng dạy bộ môn Lịch sử Design ở các trường đào tạo nhóm ngành Mỹ thuật Ứng dụng theo danh mục của Bộ GD&ĐT (trong đó có ĐH Kiến trúc TpHCM) dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn của ngành Design các nước và ở Việt Nam hiện nay.
Lịch sử Design (A History of Design) laø moät khoa hoïc nghieân cöùu veà söï ra ñôøi vaø phaùt trieån cuûa lĩnh vực thiết kế cuøng nhöõng yeáu toá cô baûn cuûa söï phaùt trieån ñoù. Lòch söû Design laø moân hoïc coù muïc ñích nhaèm giaûi thích nghệ thuật thiết kế nhö moät hieän töôïng xaõ hoäi vaø hieän töôïng lòch söû. Lòch söû cuûa Design (The History of Design) laø ñoái töôïng nghieân cöùu cuûa moân hoïc Lòch söû Design. Ñoù laø nhöõng coät moác cuûa nhöõng söï kieän, söï hình thaønh caùc haõng, caùc coâng ty, caùc nhaø thieát keá, caùc saûn phaåm tác phẩm vaø nhöõng phong caùch ñaõ taïo döïng neân daáu aán lịch sử.
Thuật ngữ Design ở VN đã quen dùng là Mỹ thuật Công nghiệp (1960-2010). VN có Trường ĐH Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội và sách Lịch sử Mỹ thuật Công nghiệp như đã nói trong Dẫn nhập. Sau khoảng nửa thế kỷ đến nay có xu hướng chuyển sang thuật ngữ Mỹ thuật Ứng dụng. Danh mục mã ngành của Bộ GD&ĐT cũng ghi rõ là Nhóm ngành Mỹ thuật Ứng dụng mà không còn Mỹ thuật Công Nghiệp.
Lòch söû Design ñöôïc quan taâm vaø chuù troïng cuõng chæ trong thôøi gian khoaûng bốn thaäp nieân gaàn ñaây, từ thập niên 1970, thời kỳ văn hóa và nghệ thuật đại chúng, Design bắt đầu được quan niệm và công nhận là một loại hình nghệ thuật, vì vậy từ đây chúng tôi mạnh dạn gọi Design là Nghệ thuật Thiết kế.
Nöôùc Anh coù Hieäp hoäi lòch söû Nghệ thuật Thiết kế (Design History Society – Website: https://www.designhistorysociety.org/) töø 1977. Hiệp hội xuất bản tạp chí Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế (The Journal of Design History) hàng quý 3-4 tháng 1 số. Ở các nöôùc các tác giả vieát veà lòch söû nghệ thuật thiết kế phaàn lôùn khoâng chuyeân, hoï laø caùc nhaø söû hoïc, lí luaän myõ thuaät, caùc nhaø baùo vaø caùc giaûng vieân daïy thiết kế.
Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế là toàn cảnh tiến trình sáng tạo mà con người trong quá trình thoát ly khỏi đời sống hoang dã tiến tới những nền văn minh và hình thành những bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc ở những vùng địa lý khác nhau, là những thành tựu trong việc tạo nên thế giới vật chất với tinh thần chủ động, tạo dựng “thiên nhiên thứ hai” với đầy đủ tiện nghi vật chất và những món ăn tinh thần.
Xuất phát từ nhu cầu vật chất, nhưng chính nhu cầu tinh thần và thiết chế văn hóa xã hội, đã hình thành những loại hình lao động nghề nghiệp mà trong số đó một số dần dần hình thành và sau này được gọi tên và quan niệm như những loại hình nghệ thuật. Trong đó sớm nhất có lẽ là nghệ thuật thủ công chế tác và trang trí trên đồ vật, công cụ lao động, còn được gọi là loại hình nghệ thuật công năng (functional arts), rồi mới đến nghệ thuật tạo hình vẽ trang, làm tượng và nghệ thuật kiến trúc mà thời nguyên thủy gọi là nghệ thuật tạo hình (fine arts). Sau này nghệ thuật kiến trúc mới chuyển sang dòng nghệ thuật công năng, nghệ thuật ứng dụng. Vật chất, công năng và tinh thần thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp luôn gắn liền nhau một cách hữu cơ ngay từ khởi thủy như hai mặt của cuộc sống con người để từ đó mới đi tới cái khái niệm nghệ thuật.
Trong sách này chúng tôi mạnh dạn sử dụng khái niệm Art theo nghĩa Nghệ thuật thay vì Mỹ thuật... đã quen dùng ở VN bởi tính phổ quát và bao trùm của Art lên nhiều loại hình nghệ thuật thị giác: Nghệ thuật Tạo hình (Fine Art) và Nghệ thuật Công năng (Functional Art). Vấn đề mang tính lịch sử là thuật ngữ Mỹ thuật đã quá quen thuộc ở VN khi nói về Nghệ thuật thị giác để từ đó các bộ môn lịch sử nghệ thuật thường được gọi là Lịch sử Mỹ thuật để rồi trong đó các tác giả các sách Lịch sử Mỹ thuật cố gắng vơ cả cái gọi là Mỹ thuật Ứng dụng, Mỹ thuật Công nghiệp hay Đồ họa vào như những thành phần của cấu trúc nội dung. Hiệp hội các nghệ sĩ tạo hình và có cả các nhà thiết kế là Hội Mỹ thuật VN.
Lịch sử Nghệ thuật Hiện đại – Hội họa – Điêu khắc – Kiến trúc. H.H. Arnason. (https://www.amazon.com/History-Modern-Art-Architecture-Photography/)
Sẽ thuận hơn khi dịch cuốn A History of Modern Art – Painting – Scuplture – Architecture (H.H. Arnason) là Lịch sử Nghệ thuật Hiện đại – Hội họa – Điêu khắc – Kiến trúc vì ngày nay khó xếp Kiến trúc thuộc loại hình Mỹ thuật nếu dịch là Lịch sử Mỹ thuật Hiện đại... Thế kỷ 19, kiến trúc cùng hội họa và điêu khắc cùng đồng điệu cách tân do ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp làm thay đổi thế giới và đoạn tuyệt với chủ nghĩa cổ điển.
Các lĩnh vực nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật công năng ra đời lần lượt không đồng thời, không đồng địa và đến nay đã trở thành những lĩnh vực nghệ thuật riêng rẽ với tiến trình lịch sử riêng biệt. Đặc biệt có thể coi nghệ thuật tạo hình (fine art) là tinh hoa trong khi nghệ thuật công năng (functional art) là đại chúng, phổ thông, cho thấy mức độ ảnh hưởng sâu rộng và ý nghĩa thực tiễn của nghệ thuật công năng khác hẳn nghệ thuật tạo hình, nhất là trong đời sống hiện đại.
Nghịch lý là, mặc dù ra đời sớm hơn nhưng nghệ thuật công năng phải tới thời cách mạng công nghiệp thế kỷ 19 mới trở thành một ngành nghề độc lập, và tận cuối thế kỷ 20 (khoảng thập niên 1970’s) Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế mới được viết và giảng dạy trong các trường đại học trong khi lịch sử nghệ thuật và kiến trúc đã có từ thế kỷ 16, thời kỳ Phục hưng, qua cuốn sách Cuộc đời của những Họa sĩ, Điêu khắc gia, Kiến trúc sư xuất chúng (Le Vite de' più eccellenti pittori, scultori e architettori) được Giorgio Vasari viết năm 1550 (tái bản lần đầu năm 1568), ông cũng được coi là người đặt nền móng cho bộ môn sử học nghệ thuật.
Bìa sách Cuộc đời của những Họa sĩ, Điêu khắc gia và Kiến trúc sư xuất chúng của G. Vasari, 1568. (Ảnh Internet)
Trong lịch sử nghệ thuật đã có những cuốn sách riêng về lịch sử hội hoạ và lịch sử điêu khắc. Như cuốn Lược sử Điêu khắc Hiện đại (A Concise History of Modern Sculture) và Lược sử Hội họa Hiện đại (A Concise History of Modern Painting) của Herbert Head.
Tuy ra đời muộn, lịch sử nghệ thuật thiết kế trong phạm vi các chuyên ngành đến nay cũng đã có sách riêng như Lịch sử thiết kế đồ họa (A History of Graphic Design – Philip B. Meggs – John Wiley & Sons, Inc., 1998) hay Lịch sử Thiết kế Nội thất (A History of Interior Design – John Pile - Laurence King Publishing, 2000), Lịch sử Thiết kế Công nghiệp – Nhập môn Thiết kế Sản phẩm và Máy móc (History of Industrial Design – An Introduction for Product Design and Engineering - Robin McKenzie).
Lịch sử Nghệ thuật (A History of Art) của H.W. Janson. Lược sử Điêu khắc Hiện đại (A Concise History of Modern Sculture) và Lược sử Hội họa Hiện đại (A Concise History of Modern Painting) của Herbert Read. ((https://www.amazon.com/).
Nghệ thuật Thiết kế – Lịch sử, lý thuyết và thực hành thiết kế sản phẩm của Bornhard E. Burdek. Lịch sử Thiết kế Đồ họa của Philip B. Meggs. Lịch sử Thiết kế Nội thất của John Pile. Lịch sử Thiết kế Công nghiệp của Robin McKenzie. Lịch sử Thời trang có minh họa của Alice Mackrell.( (https://www.amazon.com/...)
Và thực ra, việc biên soạn tài liệu tham khảo còn có thể mở rộng cho từng loại hình tác phẩm/sản phẩm/hàng hóa. Ví như đã có cuốn Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế Đồ gỗ Hiện đại (The History of Modern Furniture Design, Daniela Karasová) hay chuyên ngành Đồ họa có cuốn Lịch sử Poster (History of the poster, Josep und Shizuko Muller-Brockmann). Có thể đã có hoặc có thể biên soạn thêm như Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế Bao bì, Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế Logo,... chuyên ngành Nội thất có thêm Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế Nội thất Nhà ở, Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế Nội thất Văn phòng,... các chuyên ngành Thời trang hay Tạo dáng sản phẩm còn nhiều “Lịch sử” nữa bởi có biết bao đồ vật loài người đã tạo tác và chúng đều có giá trị lịch sử của mình.
Quan điểm cho rằng lịch sử nghệ thuật thiết kế là lịch sử của nghề thiết kế của thời hiện đại, được giới hạn từ cách mạng công nghiệp thế kỷ 18-19 với phương thức chế tác máy móc công nghiệp hàng loạt, khá phổ biến như cuốn Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế hiện đại – Những tác phẩm Đồ họa và Sản phẩm từ Cách mạng Công nghiệp (History of Modern Design – Graphics and Products since the Industrial Revolution – David Raizman – Laurence King Publishing, 2010, 2003), theo đó thiết kế công nghiệp bao gồm hai lĩnh vực thiết kế nền tảng là thiết kế sản phẩm và thiết kế đồ hoạ có khởi điểm lịch sử từ cách mạng công nghiệp, khi các sản phẩm được sản xuất bằng máy móc thay thế cách thức chế tác thủ công trước đây, với số lượng lớn và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng nên song hành cùng thiết kế sản phẩm công nghiệp là ngành thiết kế đồ họa cho sản phẩm từ bao bì, hệ thống nhận dạng thương hiệu cho tới marketing, quảng cáo tiêu thụ sản phẩm.
Các lĩnh vực thiết kế nội thất và thiết kế thời trang là những lĩnh vực nghệ thuật thiết kế ứng dụng, có sự phối hợp trong đó là các sản phẩm cũng được chế tác bằng phương thức công nghiệp lẫn thủ công. Vì vậy Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế bao gồm mọi hoạt động nghệ thuật trong các lĩnh vực từ kiến trúc, nội thất, đồ họa, tạo dáng sản phẩm... những lĩnh vực nghệ thuật công năng, nghệ thuật thị giác là quan điểm khá nhất quán đối với thiết kế thời hiện đại, tương tự như cuốn Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế từ thời Victoria tới nay – Khảo cứu phong cách hiện đại trong Kiến trúc, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Công nghiệp, Thiết kế Đồ họa và Nhiếp ảnh của Ann Ferebee và Jeff Byles (A History of Design from the Victorian Era to the Present – A survey of the modern style in Architecture, Interior Design, Industrial Design, Graphic Design and Photography).
Như vậy, xét dưới góc độ chuyên môn Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế bao hàm một phạm vi rộng lớn, là tổng hợp các lĩnh vực nghệ thuật từ tạo hình/mỹ thuật cho tới mọi hoạt động của nghệ thuật công năng.
Đã đến lúc phải đặt bộ môn Lịch sử Design/Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế vào đúng vị trí vốn dĩ của nó thay vì bộ môn Lịch sử Mỹ thuật trong chương trình đào tạo của các trường thiết kế hiện nay.
2. Tiếp cận lịch sử nghệ thuật thiết kế qua tác giả/tác phẩm/phong cách
Có nhiều cách tiếp cận lịch sử nghệ thuật thiết kế, theo lịch đại từng thập niên với việc mô tả những thành tựu căn bản đạt được của con người trong việc vận dụng kỹ thuật công nghệ vào những ý tưởng sáng tạo ra những đồ vật và làm đẹp môi trường sống. Cũng có những cách tiếp cận khác như qua đối tượng tác giả/tác phẩm/sản phẩm hay qua đặc trưng ngôn ngữ hình thức còn được gọi là phong cách thiết kế (design style).
2.1. Tác giả Nhà thiết kế (Designer)
Con người – cá nhân bản chất là một nhà thiết kế, chủ thể sáng tạo. Trải qua hàng triệu năm của cách mạng lửa và giải phóng đôi tay khỏi việc leo trèo, di chuyển, người nguyên thủy đã biết lựa chọn từ thiên nhiên nhiều thứ, như một hòn đá, một cành cây có đặc điểm “cầm vừa tay, nhìn thuận mắt” để làm công cụ, dụng cụ. Sự lựa chọn ngẫu nhiên đến khi chế tác để cầm tiện hơn, chắc hơn, nhìn đẹp hơn con người đã tiến một bước dài nhưng cũng phải trải qua nhiều thiên niên kỷ, với những nguyên liệu căn bản với độ cứng của đá, của xương, của sừng đã tạo ra các nghệ nhân. Đó là các nghệ sĩ nhà thiết kế/designer vô danh.
Nền văn minh ra đời từ 4000 năm TCN cùng sự xuất hiện của vật liệu kim loại đồng rồi sắt, chữ viết và bánh xe có trục quay, tiền và luật pháp... Kiến trúc, Hội họa, Điêu khắc trở thành nghệ thuật gắn bó mật thiết trong một gia đình mặc dù khởi thủy là 3 loại hình nghệ thuật độc lập và lần lượt ra đời không đồng thời. Cho tới tận thế kỷ 19 các nghệ sĩ thiết kế ẩn danh trong danh xưng của các họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư, đặc biệt các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ qua trải nghiệm thực tiễn, sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm đồ gỗ, gốm, kim khí, cho đến nữ trang… thực sự là những nghệ sĩ nhà thiết kế/designer ẩn danh.
Cách mạng công nghiệp thế kỷ 18-19 tạo ra nhiều thay đổi to lớn, nghề thiết kế/design ra đời và nhà thiết kế/designer trở thành danh xưng chính thống. Việc chế tạo ra sản phẩm cần thiết kế trước khi sản xuất, nhà thiết kế phải am hiểu ngôn ngữ thiết kế bằng các tín ký hiệu quy ước và các tiêu chuẩn trên các bản vẽ cấu tạo và kỹ thuật bên cạnh cách diễn họa mô tả hình thức sản phẩm. Các bản vẽ 2D và 3D là ngôn ngữ thống nhất giữa nhà thiết kế với nhà sản xuất. Thời kỳ nhà thiết kế/designer hữu danh.
Thế kỷ 20 sản xuất công nghiệp phát triển, nền văn minh đạt tới trình độ cao. Cạnh tranh khốc liệt trong sản xuất kinh doanh. Nhà thiết kế trở thành những người xây dựng tích cực thương hiệu cho doanh nghiệp.
Nếu thời nguyên thủy “nhà thiết kế” không vẽ, không trực tiếp sáng tạo, chỉ dựa trên khả năng tìm kiếm và lựa chọn rồi mới dần dần chế tác thành thục công cụ, vũ khí, trang sức bằng đá, làm gốm cho tới trang trí và “làm nghệ thuật” (vẽ tranh trên vách hang động, tạc tượng nghi lễ, kiến trúc tín ngưỡng vòng tròn đá xếp chồng stonehenge...) thì vào giai đoạn văn minh, nhà thiết kế đã phải có kỹ năng biểu đạt ý tưởng trên giấy. Và kỹ năng vẽ, diễn họa ý tưởng sản phẩm, công trình, tác phẩm trên giấy bằng bút chì, mực, màu vẽ, từ vẽ tay tới dùng dụng cụ để vẽ. Danh nghĩa nhà thiết kế thời này lẫn trong danh xưng Họa sĩ, Kiến trúc sư, Kỹ sư... đặc biệt vào thế kỷ XVI, thời Phục Hưng, khái niệm thiết kế đã rõ ràng, kỹ thuật phối cảnh đã hoàn thiện. Nghệ sĩ – Nhà thiết kế với năng lực toàn diện khởi đầu cho thời kỳ phát triển mới của ngành thiết kế và nghệ thuật toàn diện.
Nền văn minh công nghiệp sản sinh ra nghề thiết kế và nhà thiết kế. Khởi đầu là các kỹ sư với những bản vẽ kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa trở thành ngôn ngữ quan trọng của nhà thiết kế trong quan hệ với nhà sản xuất và các bản vẽ hay mô hình 3D dễ thuyết phục khách hàng/người tiêu dùng. Cho tới tận cuối thế kỷ 20, Thiết kế mới được thừa nhận là loại hình nghệ thuật công năng (Functional Art). Ngôn ngữ hình vẽ 2D và 3D trên giấy ấy vẫn chỉ là diễn họa thủ công, bằng tay và các dụng cụ hỗ trợ dựng hình (compa, êke, thước lỗ…) cho tới khi có máy vi tính (computer) cá nhân và các phần mềm thiết kế trên máy tính, ngôn ngữ tạo hình là các điểm ảnh pixel (picture element) trên màn hình và kỹ thuật số đã thay thế phương pháp thiết kế truyền thống là bút và màu với giấy. Khái niệm thiết kế số/digital design khởi đầu cho một thời kỳ sáng tạo mới.
Ngày nay trong giai đoạn quá độ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 4 với tự động hóa trong sản xuất, trí tuệ nhân tạo thế hệ mới và sản phẩm thông minh… rất nhiều phát minh sáng chế các thiết bị thay thế sự khéo léo của đôi tay con người. Lợi thế kỹ năng “vẽ” của các nhà thiết kế truyền thống trên giấy hay trên máy tính cũng mất dần vào tay các robot.
Rất có thể tương lai không xa nhà thiết kế sẽ tiến tới sử dụng ngôn ngữ tạo hình khác là ánh sáng trong không khí mà các nhà làm phim khoa học giả tưởng ở Hollywood (Mỹ) đã tiên phong trong loạt phim Iron Man (Người Sắt). Studio của nhân vật Người Sắt Tony Stark cho thấy sự lợi hại của phương pháp thiết kế mới. Rõ ràng ý tưởng và kiến thức của nhà thiết kế/designer sẽ ngày càng quan trọng chứ không phải phương thức diễn họa ý tưởng, trên giấy, trên màn hình hay trong không khí. Khoa học công nghệ luôn tiến tới giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật (technique), làm thay đổi theo hướng hoàn thiện và hiệu quả hơn quy trình thiết kế/design. Đó sẽ là thế hệ Nhà thiết kế tự hoạt/ Designer Robot.
Rõ ràng chức năng của nghệ thuật thiết kế và bản thân nghệ sĩ thiết kế thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, cùng với triết lý và văn hóa sống mới do ảnh hưởng của thành tựu văn minh, đó cũng là hệ quả của tính hệ thống Thiết kế - Sản xuất – Tiêu dùng. Từ nhà thiết kế - kỹ sư ngày nay là nhà thiết kế - nghệ sĩ thiết kế mà mai này sẽ có thể gọi là cỗ máy Tự hoạt thiết kế gia/ Designer Robot.
Thời đại ngày nay là các nhà thiết kế hữu danh, hành nghề thiết kế sáng tạo, bên cạnh những nhà thiết kế ẩn danh và vô danh khác. Do đó nếu coi đây cũng như một cách tiếp cận để hiểu lịch sử nghệ thuật thiết kế thì Lịch sử nghệ thuật thiết kế/A History of Design được trình bày suốt dọc chiều dài lịch sử loài người với những nhà thiết kế từ vô danh, ẩn danh cho tới hữu danh, những nghệ sĩ và có thể sau đó là nhà thiết kế tự hoạt như cách gọi mới.
2.2. Tác phẩm nghệ thuật thiết kế dưới góc nhìn Tam diện nhất thể Tác phẩm – Sản phẩm – Hàng hóa
Thiết kế là lĩnh vực hoạt động chuyên môn cần thực hiện trước quá trình sản xuất, chế tạo nhưng lại có tiền đề từ nhu cầu của xã hội hay một cá nhân nào đó, vì thế nó chịu sự chi phối của hệ thống quy chiếu đan xen Thiết kế - Sản xuất - Tiêu dùng. Sản phẩm trung tâm kết nối mối quan hệ có tính hệ thống Nhà Thiết kế – Nhà Sản xuất – Khách hàng Tiêu dùng.
Nhu cầu từ cuộc sống của xã hội loài người là tiền đề cho sự hình thành, ra đời một sản phẩm. Ý tưởng đó được hiện thực hóa bằng quá trình thiết kế - chế tạo. Ý chí của nhà thiết kế thể hiện qua thiết kế/tác phẩm của mình. Nhà thiết kế biết rằng tác phẩm thiết kế của mình chỉ có thể ra đời nếu bản vẽ thiết kế thích hợp với trình độ công nghệ sản xuất và khả năng cung ứng vật liệu. Đối với nhà sản xuất, tác phẩm của nhà thiết kế chỉ là sản phẩm của một quy trình sản xuất nghiêm ngặt cần phải tuân thủ để đạt hiệu quả kinh tế sản xuất. Để đạt hiệu quả kinh tế, sản phẩm đó phải là món hàng dễ bán. Sản phẩm phải trở thành hàng hóa dễ dàng tiêu thụ. Người tiêu dùng/Khách hàng cũng chỉ quan tâm tới món hàng cho nhu cầu của mình trong việc phải chi trả một món tiền cho món hàng đó, nhu cầu vật lý sử dụng thuần túy và nhu cầu thể hiện hình ảnh sẽ xác định mức chi phí cho thương hiệu món hàng mà người tiêu dùng lựa chọn. Thị trường tiêu dùng là nơi thiết kế được đánh giá ý nghĩa xã hội của nó.
Điều này cho thấy khái niệm Tác phẩm – Sản phẩm – Hàng hóa chỉ là tương đối. Sản phẩm trung tâm như kết quả của một quá trình thiết kế nhưng cũng đồng thời cũng cho thấy sự chi phối của hệ thống mà thiết kế phụ thuộc. Mối quan hệ họ hàng giữa thiết kế và nghệ thuật chỉ đúng trong khái niệm của nhà thiết kế khi sáng tạo ra một sản phẩm, như một tác phẩm. Tương tác 1-1 hay Tác giả - Tác phẩm cho thấy tính họ hàng của Nghệ thuật tinh hoa tương đồng với Nghệ thuật Thiết kế. Đó là tác phẩm của nhà thiết kế. Tương tác Tác giả - Sản phẩm/Hàng hóa lại cho thấy sự khác biệt giữa Design và Nghệ thuật thuần túy: Đó là mối quan hệ 3-n hay Nhà thiết kế/Nhà sản xuất/Khách hàng - n Sản phẩm/Hàng hóa. Bởi tác phẩm của nhà thiết kế chỉ có thể ra đời và hoàn thành mục tiêu/ý nghĩa của nó khi được hiện thực hóa bởi qua trình sản xuất chế tạo và được người tiêu dùng tiêu thụ.
Vậy Nghệ thuật Thiết kế trong hệ thống Thiết kế - Sản xuất - Tiêu dùng có mối quan hệ với Tác phẩm – Sản phẩm – Hàng hóa là đặc điểm phân biệt và khác biệt với Nghệ thuật có mối quan hệ đơn tuyến Tác giả - Tác phẩm và cần được nhìn trong mối quan hệ đa tuyến: Tác giả/Nhà thiết kế (Designer) ßà Tác phẩm/Sản phẩm = Nhà sản xuất (Producer) ßà Sản phẩm/Hàng hóa = Người tiêu dùng (Consumer) ßà Hàng hóa/Tác phẩm. Nhà thiết kế luôn phấn đấu sang tạo ra những tác phẩm nhưng luôn bị giới hạn bởi khả năng vật liệu - công nghệ chi phối nên thiết kế phải phù hợp trình độ sản xuất, khi đấy tác phẩm phải có cái nhìn sản phẩm. Nhà sản xuất làm ra sản phẩm lại luôn kỳ vọng ở hiệu quả sản xuất sinh lợi, sản phẩm phải bán được thì mới duy trì được sản xuất nên luôn có cái nhìn sản phẩm như một hàng hóa. Người tiêu dùng khi phải bỏ tiền ra mua một sản phẩm chỉ coi đó như một món hàng nhưng lại luôn kỳ vọng đã kiếm được một tác phẩm, không chỉ để dùng mà còn có giá trị mang tính biểu tượng.
Vì mối quan hệ đa chiều như vậy nên vẻ đẹp thẩm mỹ của TP-SP-HH không thuần túy là vẻ đẹp tạo hình của nghệ sĩ thiết kế như một phong cách riêng. Vẻ đẹp đó phụ thuộc vào trình độ công nghệ hiện đại của nhà sản xuất và gu thẩm mỹ của khách hàng, rộng hơn là xu hướng mốt/mode của xã hội. Rõ ràng một cái đẹp được đánh giá từ các góc nhìn khác nhau, và với nghệ thuật thiết kế/design, quan trọng hơn cả là cái đẹp trong mắt người mua hàng. Raymond Loewy, nhà thiết kế công nghiệp nổi tiếng của Mỹ gốc Pháp thế kỷ 20 có quan điểm thực dụng ngay từ những năm 1930, khi cho rằng “khách hàng là thượng đế”, bởi “Hàng xấu bán không chạy” như tên một tác phẩm nổi tiếng của ông Never Leave Well Enough Alone. Chính từ đó nghệ thuật quảng cáo lên ngôi và trở thành ngành công nghiệp quảng cáo với những chiêu thức khai thác hình ảnh của những thần tượng nổi tiếng quảng bá cho sản phẩm. Nghệ thuật Thiết kế cho ra tác phẩm nhưng chỉ là hàng hóa tốn tiền người tiêu dùng nên vai trò của nghệ thuật thiết kế không còn chỉ là hoàn thiện sản phẩm/tác phẩm mà còn phải thực hiện nhiệm vụ tiếp thị - marketing. R. Loewy là cha đẻ của thiết kế công nghiệp Mỹ cũng là cha đẻ của cái gọi là design marketing – thiết kế tiếp thị.
Tác phẩm/Sản phẩm/Hàng hóa - Phải chăng đây chính là Tam diện Nhất thể của tác phẩm nghệ thuật thiết kế.
2.3. Phong cách hay ngôn ngữ hình thức của nghệ thuật thiết kế
Thuật ngữ Design (tiếng Anh) lần đầu xuất hiện trong từ điển đại học Oxford năm 1588 tiền thân từ tiếng latin Disegno được Giorgio Vasari viết trong bộ sách sử đầu tiên về mỹ thuật và kiến trúc “Cuộc đời của những Họa sĩ, Điêu khắc gia và Kiến trúc sư xuất chúng” (Le Vite de' più eccellenti pittori, scultori e architettori) năm 1550 (tái bản năm 1568) có sức phổ biến rộng nhờ phát minh máy in của Gutenberg.
Thuật ngữ Design (tiếng Anh) lần đầu xuất hiện trong từ điển đại học Oxford năm 1588 tiền thân từ tiếng latin Disegno được Giorgio Vasari viết trong bộ sách sử đầu tiên về mỹ thuật và kiến trúc “Cuộc đời của những Họa sĩ, Điêu khắc gia và Kiến trúc sư xuất chúng” (Le Vite de' più eccellenti pittori, scultori e architettori) năm 1550 (tái bản năm 1568) có sức phổ biến rộng nhờ phát minh máy in của Gutenberg.
Disegno bao hàm hai nghĩa là Nghệ thuật Thiết kế (Design) hoặc Diễn họa/Thuật vẽ (Drawing). Disegno là sáng tạo trên nền tảng của ngôn ngữ diễn họa nét. Do đó nó là sự sáng tạo ra những hình thức/hình dáng mới bắt đầu từ phác thảo chứ không thuần túy là hình họa dựa vào mẫu vẽ. Thời Phục hưng trường phái Florence với các nghệ sĩ toàn năng hội họa, điêu khắc và kiến trúc tiêu biểu như Giotto, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael…đại diện cho phái Disegno/Design-Drawing còn Venice đại diện cho trường phái tôn vinh hội họa vẽ màu Colorito /Coloring-Painting.
Ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật thiết kế có những quy chuẩn phân biệt với hội họa. Thời Phục hưng cũng là lúc phương pháp vẽ phối cảnh nét được hoàn thiện bởi Filippo Brunelleschi, giúp cho các kiến trúc sư, họa sĩ có thể diễn tả ý tưởng hiện thực hơn.
Vì vậy có lẽ thuật ngữ Disegno được Thái Bá Vân trong tác phẩm Tiếp xúc với nghệ thuật (Nxb Mỹ thuật, 2009) có bài viết “Vasari thời phục hưng – cha đẻ của khoa sử học Mỹ thuật”, dịch Disegno là Hình hoạ, trong đoạn: “Ông còn là người sáng lập Acađêmi mỹ thuật đầu tiên ở Ý, làm giám đốc từ 1562. Cái tên ông đặt cho nó bấy giờ: Accademia de Disegno – Acađemi Hình hoạ, cũng là chính xác, đánh giá cả một quan niệm và cả một thời đại đối với nghệ thuật mà trong đó ông coi hình hoạ là chủ soái duy nhất của hội hoạ”. Khái niệm Disegno là Hình hoạ của Thái Bá Vân có lẽ chưa thật trúng ý Vasari bởi Disegno theo nghĩa rộng chính là Nghệ thuật Diễn họa Thiết kế. Và thực ra tên của Viện đó đầy đủ là Accademia delle Arti del Disegno, tiếng Anh dịch là Academy of the Arts of Drawing/Design (tạm dịch tiếng Việt là Học viện Nghệ thuật Diễn họa Thiết kế), thực chất là một hiệp hội của 36 nghệ sĩ nổi tiếng vùng Florence, được Cosimo I de' Medici thành lập năm 1563 dưới danh nghĩa của G. Vasari.
Vasari là nhà lý luận đưa ra những khái niệm quan trọng khácnhư Nghệ thuật Phục hưng, Nghệ thuật Gothic, …ông cho rằng Leonardo da Vinci là nhà thiết kế (designer) đầu tiên trên thế giới bởi những sáng tạo thể hiện trong những cuốn sổ tay đầy những phác thảo thiết kế những cỗ máy, những vật phẩm công năng bí ẩn đến nay vẫn chưa giải mã hết được. Một trong những cuốn sổ tay như thế gọi là “Codex Leicester” viết khoảng năm 1508 (được Bill Gates mua lại giá 30,8 triệu $ vào năm 1994). Cuốn sổ tay này có 72 trang, viết bằng kỹ thuật viết ngược – tức là phải dùng gương chiếu các trang viết mới đọc được. Những phác thảo thiết kế những cỗ máy và “vật thể lạ” của Leonardo da Vinci cũng cho thấy những cấu trúc thuần túy là những ý tưởng kỹ thuật, kết cấu và cách thức vận hành. Cái vỏ hình thức hay những yếu tố trang trí tạo dựng phong cách hẳn chưa quan trọng, vì thế chức năng cốt lõi của thiết kế là tạo dựng một cấu trúc mang công năng và chỉ khi công năng xác định, ngôn ngữ hình thức mới được quan tâm để dần dần trở thành đặc điểm đặc trưng nhận dạng mà chúng ta còn gọi là Phong cách.
Cũng từ quan điểm trên, G. Vasari coi Disegno/Design là cha đẻ của tất cả các loại hình nghệ thuật thị giác gồm hội họa, điêu khắc, kiến trúc và chế tác đồ đạc, vật dụng, máy móc... bởi tất cả đều sử dụng ngôn ngữ tạo hình đường nét để thể hiện ý tưởng sáng tạo trên bản vẽ hay thiết kế, đặc biệt, disegno và kiến trúc, ngôn ngữ đường nét phải tuân thủ các nguyên tắc biểu đạt được quy định trong Tiêu chuẩn bản vẽ cấu tạo kỹ thuật.
Mỗi thời kỳ, trước hay sau cách mạng công nghiệp, hình thức luôn là mục tiêu chức năng của nghệ thuật thiết kế, được gọi là các phong cách nghệ thuật của thiết kế và có các tên gọi khác nhau. Phong cách đó có thể là phong cách mang bản sắc văn hóa văn minh một thời kéo dài nhiều thế kỷ, hay chỉ là phong cách/trường phái nghệ thuật trên dưới một thập kỷ.
Phong cách hay ngôn ngữ hình thức thiết kế thường như nhau trong lĩnh vực nghệ thuật công năng, là kiến trúc và thiết kế, nhưng nhiều khi không tương đồng với phong cách nghệ thuật tạo hình cho nên hệ thống phong cách chính thống của nghệ thuật thiết kế không giống nghệ thuật tạo hình. Do đó đối tượng nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử nghệ thuật thiết kế là Phong cách nghệ thuật thiết kế/Phong cách design của tác phẩm qua các thời kỳ. Đây là cách tiếp cận biện chứng cho lịch sử nghệ thuật thiết kế và cả lịch sử của các chuyên ngành thiết kế hẹp.
Thay cho lời kết
Với cách tiếp cận và phác thảo cấu trúc nội dung kiến thức cho môn học Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế như trên cho thấy Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế gần với Lịch sử Kiến trúc hơn vì cùng loại hình nghệ thuật công năng trong so sánh với Lịch sử Mỹ thuật hiện nay, môn học được giảng dạy từ lâu cho các trường mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật. Nguyên do có thể từ quan niệm đơn giản là design cùng có gốc mỹ thuật, cũng do khái niệm bị đánh tráo design = mỹ thuật khi bị phiên dịch industrial design = mỹ thuật công nghiệp từ Trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội từ thập niên 1960 thế kỷ trước. Trường Mỹ thuật Công nghiệp nhưng chỉ dạy Lịch sử Mỹ thuật gần nửa thế kỷ bởi chưa có người dạy và chưa có sách học môn Lịch sử Design, tận 2002 mới bắt đầu được dạy như ở ĐH Kiến trúc TpHCM với giáo trình Lịch sử Design của đồng tác giả Lê Huy Văn (ĐH MTCN Hà Nội) và Trần Văn Bình (ĐH Kiến trúc Tp.HCM).
Trong hơn một thập niên qua bộ môn Lịch sử Design được giảng dạy ở nhiều trường ĐH và CĐ trên cả nước, như ĐH MTCN Hà Nội, Viện Tạo dáng ĐH Mở Hà Nội, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu Hà Nội, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, CĐ MTTT Đồng Nai, ĐH Bình Dương, ĐH Quốc tế Hồng Bàng Tp.HCM, ĐH Công nghệ Sài Gòn (STU), ĐH Công nghệ TpHCM (HUTECH), ĐH Văn Lang, ĐH Tôn Đức Thắng… Tuy nhiên việc phát triển đội ngũ giảng viên am hiểu và nghiên cứu sâu về lịch sử design khá mỏng và nhãn quan toàn cảnh còn chưa rõ nét nên một số nơi manh nha xu hướng ly khai Lịch sử Design chuyển sang môn học lịch sử chuyên ngành như Lịch sử Thiết kế Nội thất, Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ… May mà các trường Mỹ thuật chưa quan niệm Hoạ sĩ chỉ học Lịch sử Hội hoạ, Điêu khắc gia chỉ học Lịch sử Điêu khắc…
Như vậy, xét dưới nhiều góc độ, đã đến lúc phải đặt bộ môn Lịch sử Design vào đúng vị trí vốn dĩ của nó thay vì bộ môn Lịch sử Mỹ thuật trong chương trình đào tạo của các trường thiết kế. Và từ đây cần mạnh dạn áp dụng thuật ngữ thuần Việt Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế song hành cùng Lịch sử Design cũng vì tính hội nhập và quốc tế hóa của thuật ngữ Design.
Có thể nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy bổ sung các môn lịch sử chuyên ngành để hiểu sâu sắc hơn chuyên môn bên cạnh Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế. Có thể biên soạn lại sách Lịch sử Nghệ thuật (A History of Art) thay thế sách Lịch sử Mỹ thuật vì khái niệm rộng của ART. Đời sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội có quá nhiều nhu cầu thường thay đổi theo sự phát triển của kỹ thuật công nghệ và triết lý sống văn minh, mà song hành cùng với nền văn minh là nghệ thuật thiết kế/design, biểu đạt thực tiễn trình độ văn minh đồng thời thể hiện bản sắc của nền văn hóa như di sản văn minh, trong khi nghệ thuật tạo hình/fine arts lại có xu hướng vị lai, sau thời kỳ mô phỏng và diễn giải hiện thực cuộc sống.
Lịch sử Nghệ thuật Thiết kế/Lịch sử Design bám sát cuộc sống cùng với tất cả những thành tựu sáng tạo thế giới vật chất của con người bất luận nhà thiết kế/designer – anh là ai? hay bất kể từ nơi nào trong thế giới phẳng thế kỷ 21, nên được nhìn dưới góc độ bộ môn lịch sử tổng hợp, căn bản cho sinh viên học Nghệ thuật thiết kế/Design/Nghệ thuật Công năng./.
TVB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO