Giải thưởng Thiết kế LEXUS 2017: Pixel của Hiroto Yoshizoe thắng Giải Thưởng Lớn
12-06-2017 03:01:53
Ra mắt từ năm 2013, do Designboom đồng tổ chức, LEXUS Design Award vừa chào mừng năm thứ 5 hoạt động của mình trong việc khuyến khích những ý tưởng vì tương lai tốt đẹp hơn, ủng hộ những nhà thiết kế và nhà sáng tạo đang lên từ khắp nơi trên thế giới. Từ hơn 4000 người tham dự từ 63 quốc gia, rồi 12 người vào chung khảo cùng bốn mô hình nguyên mẫu được tuyển lựa ra, “Pixel” của Hiroto Yoshizoe – dưới sự cố vấn của Snarkitecture – đã được trao Giải Thưởng Lớn Grand Prix trong Tuần lễ Thiết kế Milan 2017.
Triển lãm được tổ chức tại La Triennale di Milano
Theo chủ đề của năm nay YET (đa nghĩa: MÀ, NHƯNG MÀ), “Pixel” của Hiroto Yoshizoe là một thiết bị giúp người dùng trải nghiệm sự hiện hữu của ánh sáng và bóng tối với ý thức trọn vẹn. Nó sử dụng một chuỗi cấu hình kính chắn để tạo ra nhiều hiệu ứng quang học khác nhau. Qua những phản xạ nội tiếp trùng lặp, hình ảnh đầu vào được quân bình hoá và phóng chiếu ra ngoài dưới dạng các mảng hình vuông. Nhờ sự hội tụ của ánh sáng và bóng tối dưới dạng một hình khối rõ ràng và hợp lý, người xem có thể trải nghiệm hiện tượng tuyệt đẹp rất cơ bản này.
“Pixel” là một cấu trúc giúp người xem trải nghiệm được cả ánh sáng và bóng tối
Phép màu của “Pixel” nằm trong cơ chế đơn giản, ít hao tốn điện năng của nó, trong đó hiện tượng phản xạ được vận dụng để phân chia ánh sáng thành những mảng linh kiện chồng lấp được lên nhau, tạo thành những màu sắc đầy mê hoặc và hình ảnh dạng pixel. Những mảng linh kiện này đóng vai trò như những khối xây dựng đồ chơi, có thể hợp thành vô vàn dạng cấu hình khác nhau, và các cấu hình này có thể ứng dụng được như một mặt tiền kiến trúc độc lập hay một vách ngăn phòng trong không gian nội thất. “Pixel” hoạt động ngay khi có một nguồn sáng – tự nhiên hay nhân tạo – chiếu vào cấu trúc góc cạnh của nó và bắt đầu được phản xạ hay tái phản xạ bên trong nó, tạo ra một hiệu ứng kiểu pixel mà ta sẽ thấy giống như là những mảnh vụn ánh sáng, bóng tối và màu sắc đan xen.
Hiroto Yoshizoe
Ảnh © Designboom
Mẫu thiết kế gồm hai thành phần tương phản. Khi hợp lại với nhau, chúng cộng hưởng cùng nhau, tác động đến người xem. Nhờ sự cộng hưởng này, những yếu tố tương phản đan cài vào nhau: ánh sáng và bóng tối, bên trong và bên ngoài, mặt này và mặt kia. Đứng giữa hai phần tương phản này, thiết bị trên có thể được dùng để cùng lúc phân tách, biến hoá và nối kết chúng. Những cảm giác mà nó khơi gợi nên tóm gọn hoàn toàn chủ đề của cuộc thi: nó tạo ra ánh sáng mà cả bóng tối nữa.
“Trong thế giới chúng ta đang sống này, vạn vật đều được soi chiếu trong mắt ta dưới dạng ánh sáng và bóng tối. Một chùm đèn rực sáng tuyệt đẹp, những chiếc điện thoại di động và màn ảnh, ánh mặt trời buổi sáng tràn vào căn phòng tối, nụ cười của đứa trẻ phản chiếu ánh nến trên chiếc bánh ngọt... Ánh sáng và bóng tối hiện hữu như những thành tố tương phản, cấu thành những khung cảnh trong đời sống hằng ngày của bạn,” Hiroto Yoshizoe bình luận.
Đồ án được sự cố vấn của studio hoạt động tại New York Snarkitecture
Hình ảnh © Designboom
“Giải thưởng Thiết kế LEXUS lúc nào cũng cho thấy một kết quả điều tra lý thú về những vấn đề hiện đang thu hút các nhà thiết kế trẻ, và những gì mà họ xem là thách thức quan trọng nhất và cơ hội hấp dẫn nhất cho thiết kế ngày nay. Thế nhưng tính chất và tầm cỡ tham vọng của những bài dự thi năm nay quả thực là vượt bậc. Chúng tôi đã rất khó khăn với có thể gọt ra mười hai tên tuổi vào chung khảo, rồi đến bốn người đoạt giải mô hình nguyên mẫu, và cuối cùng đến người thắng giải Grand Prix, dù rằng từng công đoạn trong quy trình này đều mang lại cho chúng tôi những tranh luận sôi nổi và đầy vui thú,” Alice Rawsthorn, bình luận viên thiết kế, thành viên ban giám khảo LEXUS Design Award 2017, phát biểu.
Sau những cân nhắc cẩn trọng, tên tuổi người đoạt giải đã được quyết định bởi sáu vị giám khảo sau: Toyo Ito - kiến trúc sư, Paolo Antonelli - giám tuyển, Aric Chen – giám tuyển, Birgit Lohmann – tổng biên tập Designboom, Alice Rawsthorn – bình luận viên thiết kế, và Yoshihiro Sawa, phó giám đốc điều hành của công ty quốc tế LEXUS
Ảnh © Designboom
Giải thưởng được công bố bởi ông Yoshihiro Sawa tại buổi tiệc rượu tổ chức ở Triennale di Milano, cũng là nơi tổ chức cuộc triển lãm thiết kế thường niên. Tác phẩm đoạt giải Grand Prix được trưng bày tại lều triển lãm LEXUS YET, cùng với 11 đồ án vào chung khảo còn lại.
“Player’s Pflute” của Jia Wu, dưới sự cố vấn của Max Lamb
Là sáng tạo của Jia Wu, dưới sự cố vấn của Max Lamb, “Player’s Pflute” là một món nhạc cụ làm từ rau củ, nhằm hướng trẻ em vào hoạt động khám phá âm nhạc. Cơ chế linh kiện của món nhạc cụ - đồ chơi này giúp liên kết các vật dụng hằng ngày lại với nhau, qua sự vận dụng óc phát kiến, tưởng tượng và óc sáng tạo âm nhạc, khuyến khích sự ứng tác và cho trẻ cơ hội trải nghiệm âm nhạc như một hoạt động nhiều vui thú, quen thuộc. Bộ sản phẩm gồm các chi tiết thổi, thiết bị đục lỗ, các linh kiện nối kết, cho phép trẻ lắp ráp chúng lại với nhau thành những món nhạc cụ của riêng mình và khai phá những tông sắc âm nhạc khác nhau.
“Player’s Pflute” của Jia Wu là một sản phẩm thiết kế với mục tiêu gây xúc tác cho sự thay đổi
Structural Color của Jessica Fügler, dưới sự cố vấn của Elena Manferdini
“Structural Color” của Jessica Fügler phô bày một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, ở đó màu sắc không được tạo thành bởi chất nhuộm mà bởi sự bẻ cong của ánh sáng dưới những hiện tượng quang học như là sự giao thoa, sự khúc xạ hay sự khuếch tán, do những đặc tính kết cấu siêu nhỏ như tế bào lông vũ hay cánh bướm. Đồ án muốn biểu thị theo lối trừu tượng cảm giác tự nhiên này bằng cách tạo ra các kết cấu quy mô lớn, với những bề mặt góc cạnh biến đổi theo góc nhìn của người xem.
Structural Color – tĩnh tại mà biến động
Ảnh chụp quy trình thực hiện mô hình nguyên mẫu
“Chẳng Có Gì, Mà Có Tất Cả” của Ahran Won, dưới sự cố vấn của Neri & Hu
“Chẳng Có Gì, Mà Có Tất Cả” của Ahran Won, dưới sự cố vấn của Neri & Hu, là một chiếc hộp chứa tuyền những món nhu yếu phẩm cần thiết cho lối sống tối giản. Đồ án hướng niềm tin vào sức mạnh của những tâm hồn giàu yêu thương và vào tiềm năng của thiết kế như là một thành tố tích cực trong tương lai của chúng ta. Mỗi vật phẩm trong chiếc hộp có nhiều hơn một công năng; cũng như chiếc điện thoại thông minh, chiếc hộp này đóng vai trò nhiều hơn là một vật chứa.
Hình ảnh chi tiết của “Chẳng Có Gì, Mà Có Tất Cả”
Hình ảnh © Designboom
Hình ảnh © Designboom
Hình ảnh © Designboom
Hình ảnh © Designboom
Hiroto Yoshizoe
Hình ảnh © Designboom
Jia Wu
Hình ảnh © Designboom
Jessica Fügler
Hình ảnh © Designboom
Ahran Won
Hình ảnh © Designboom
Biên dịch: HC
Xem bài viết gốc tại đây.