Khám phá về tác động của kiến trúc lên hành vi tù nhân của ESPACIO CERO
03-10-2016 01:26:05
SPACIO CERO là nghệ danh của Israel López Balan, một nhà sáng tạo người Mexico thường góp mặt vào các đồ án cộng tác dự thi nhiều giải thưởng kiến trúc khác nhau. Các thiết kế và nghiên cứu của anh đi theo ba dòng định hướng chủ đạo: cái chết và các kiểu hình kiến trúc; kích cỡ XL dưới tác động của sự ngập lụt ở đô thị; và sự tổng hợp các vật thể kiến trúc trong xã hội đương đại. Với đồ án này, Balan đề ra mục tiêu xây dựng một nhà ngục dành cho 500 tù nhân dựa trên những khám phá về vai trò của kiến trúc trong việc tạo ra những môi trường có tác động tích cực lên hành vi.
Chú thích ảnh:
Ý NIỆM
Hoang mạc là một nhà tù tự nhiên, để xây dựng ở đó một bản án.
500 tù nhân trở thành công nhân xây dựng. Mục tiêu là phải di dời một quả núi như một cách trị liệu.
Sau khi tạo ra một điểm mốc mới, các tù nhân xây dựng được một hành vi mới. Công việc họ làm nên được trân trọng.
Một khuyết điểm trọng yếu của việc giam giữ người phạm tội là tỉ lệ tái phạm thường rất cao sau đó – một số lượng lớn tù nhân được phóng thích tiếp tục phạm tội và chẳng mấy chốc trở lại đằng sau song sắt. Số lượng này ở các nước không giống nhau, nhưng những thống kê của Cục Tư Pháp Mỹ cho biết một phần ba các tù nhân được phóng thích từ các nhà tù Mỹ năm 2005 đã bị bắt lại ngay trong năm đó. Tính tổng cộng, hơn 75% những người được phóng thích đã bị bắt lại trong vòng năm năm. Nghĩ về vấn đề này, ESPACIO CERO tự hỏi vì lẽ gì các nhà tù kém hiệu quả, và chúng ta có thể làm gì để gia giảm số cựu tù nhân tái phạm tội? Mối trường xây dựng có thể có tác động quan trong lên người sống trong nó, và nếu thế thì có thể vận dụng kiến trúc ra sao để giải quyết vấn đề này?
Đồ án lấy một hoang mạc làm nhà tù tự nhiên
Ý tưởng thiết kế ở đây là xem hoang mạc như một nhà tù tự nhiên, nơi các tù nhân buộc phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt. Án phạt cho 500 tù nhân là phải di dời/bồi đắp một ngọn núi, dựa theo câu tục ngữ: “Lòng tin có thể dời núi.” Mục tiêu là phải thực hiện việc này như một hình thức trị liệu cá nhân lẫn trị liệu xã hội. Kết quả cuối cùng là một điểm mốc mới xuất hiện, và hy vọng từ đó các tù nhân sẽ học hỏi, thay đổi và áp dụng liệu pháp này vào một hành vi mới.
Sơ đồ địa hình
Chú thích hình (từ trái qua phải): Dãy núi nguyên thuỷ - Cơ sở vật chất cho 500 tù nhân - Dãy núi mới dời
Đặc điểm cốt lõi của một tù nhân điển hình là tính vị kỷ cao
Chú thích giản đồ (từ trên xuống, từ trái qua phải): CÁ NHÂN - NHÀ TÙ - TÙ NHÂN - TÍNH VỊ KỶ - TỘI PHẠM - XÃ HỘI - BẢN ÁN - NĂM ĐẦU TIÊN
Làm việc là phương pháp trị liệu tốt nhất cho một tù nhân
Chú thích giản đồ (từ trên xuống, từ trái qua phải): TÙ NHÂN - TIỀN CÔNG - LÒNG HÃNH DIỆN - LIỆU PHÁP - CÔNG VIỆC - NÚI - NGHỆ THUẬT - SAU 5 NĂM
Một hành vi mới giúp tránh khỏi tình trạng tái phạm
Chú thích giản đồ (từ trái qua phải, từ trên xuống): TÙ NHÂN (TÁI PHẠM) - CÁ NHÂN - HÀNH VI MỚI - XÃ HỘI - SAU 15 NĂM
Biên tập: Juliana Neira | Designboom
Biên dịch: HC
Xem bài viết gốc tại đây.