amedia

Design - Một khái niệm - P1

17-06-2015 06:54:56


D.A. Magazine - Lý luận & Phê bình Nghệ thuật

AMC trích dẫn một số mục trong đề tài nghiên cứu khoa học  cấp Bộ (MS B2002-25-05) của ThS. Trần Văn Bình [ĐH kiến trúc Tp.HCM]  “Xây dựng chiến lược đào tạo  ngành Mỹ thuật công nghiệp thời kì đầu công nghiệp hóa tại Việt Nam” đã được nghiệm thu năm 2006 trong loạt bài nghiên cứu lý luận và lịch sử design của D.A magazine.

alt 

Design - Một khái niệm

 

DESIGN – KHÁI NIỆM  MTCN và MTƯD

 

Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN)  = Design công nghiệp (Industrial Design)

Mỹ thuật Ứng dụng (MTƯD) = Design ứng dụng (Applied Design)

 

Công thức : 2D --> 2F = P+W

“Design bằng các giải pháp của 2D tiến tới mục tiêu 2F thông qua P và W”.

Trong đó :       

2D       -Design  & Decor ( Thiết kế và Trang trí)

2F        - Function & Form (Công năng và Hình dáng)

P          - Product (Sản phẩm)

W        - Work (Tác phẩm)

 

Một số định nghĩa Design

1.      Design là nghề thiết kế tạo mẫu, tạo dáng sản phẩm công nghiệp, nghề thiết kế mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật và thuật ngữ design ở Việt Nam thường được hiểu là Mỹ thuật công nghiệp.
2.      Disegno = Phác thảo, thuật vẽ (drawing), bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. [Disegno là thuật ngữ latin từ thế kỷ XVI được G. Vasari sử dụng đầu tiên]
3.      Design = Disegno = “Lập trình một cái gì đó để thực hiện” ; “Thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật”; “Phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ”… [Người Anh đã chuyển ngữ Disegno thành Design và chính thức đưa vào Từ điển Oxford năm 1588].
4.      Design = Mỹ thuật công nghiệp (MTCN), thiết kế công nghiệp hay Mỹ thuật ứng dụng [Việt Nam 1960 dịch từ tiếng Đức “Industrielle Formgestaltung”]
5.      MTCN = Hoạt động sang tạo có mục đích thiết lập một môi trường đồ vật hài hòa thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng hình thức của đồ vật tạo nên bởi sản xuất công nghiệp. [Viện nghiên cứu khoa học thẩm mỹ kỹ thuật lien bang Liên Xô  cũ – theo Mỹ thuật Công nghiệp của phạm Đỗ Nhật Tiến, 1986]
6.      Design là nơi gặp gỡ giữa mỹ thuật và công nghiệp, khi con người bắt đầu phải quyết định những sản phẩm sản xuất hàng loạt sẽ có hình dạng như thế nào. [Stephen Bayley]
7.      Design = Tổ hợp chức năng (the functional complex) gồm : tính Hữu ích (Use), sự Cần thiết (Need), Telesis hay Viễn cảm, chức năng giáo dục (Theo Wikipedia : Telesis là thuyết phát triển xã hội được kế hoạch hóa nơi mà nhân loại sử dụng năng lực giáo dục và phương pháp khoa học hướng tới sự tiến hóa của loài người), chức năng Hướng dẫn, phương pháp (Method), tính Thẩm mỹ (Aesthetics) và sự Liên tưởng (Association). [Victor Papanek]


Chức năng của Design
Thời kỳ hình thành (thế kỷ XIX - XX) : - Kỹ thuật; - Thực tiễn; - Thẩm mỹ.
Thời đại ngày nay : thêm chức năng Biểu tượng


Phân loại Design Công nghiệp và Design Ứng dụng

Design Công nghiệp = Design sản phẩm công nghiệp hàng loạt = MTCN

Design Công nghiệp = Tạo dáng  + Đồ họa  --> Sản phẩm Công nghiệp

Design Công nghiệp : Nhu cầu --> Design --> Sản xuất --> Bán hàng --> Tiêu dùng

Mối quan hệ : Nhà thiết kế (Designer) --> Nhà sản xuất (Producer) --> Khách hàng hay Người tiêu dùng (Customer or Consumer)

 

Design Ứng dụng = Design tác phẩm ứng dụng đơn lẻ = MTƯD

Design Ứng dụng = Nội thất + Thời trang --> Tác phẩm nghệ thuật  ƯD

Design Ứng dụng : Khách hàng  --> Đặt hàng --> Design --> Sản xuất chế tạo --> Sử dụng

Mối quan hệ : Khách hàng Nhà thiết kế

 

Mối quan hệ giữa MTCN và MTƯD

MTƯD = MTCN - Pr  MTCN = MTƯD + Pr  [Pr – Producer Nhà sản xuất]

MTƯD = MTCN + W  MTCN = MTƯD – W [W – Work – Tác phẩm]

Nói cách khác MTƯD có nền tảng là MTCN bởi vấn đề chế tạo sản phẩm đưa vào ứng dụng cụ thể trước hết thuộc về lĩnh vực sản xuất (thường là sản xuất công nghiệp).

 

 

Designcông năng và hình thức sản phẩm

Trong lĩnh vực MTUD điểmphân biệt căn bản với MT tạo hình là ở công năng vật chất của sản phẩm. lịch sửdesign và quá trình phát triển của design chính là vấn đề quan niệm phần hơncủa hình thức hay công năng và cuộc tranh luận về công năng hay hình dáng củasản phẩm trong thế kỷ XX lại càng trở nên bất phân thắng bại.

Mỹ thuật tạo hình (Hộihọa, Điêu khắc) à Công năng tinh thần

Design(MTCN và MTUD) à Công năng vật chất + Công năng tinh thần

Design= MTTH + MTCN + MTƯD

Thực ra ngay từ hồi Phục Hưng, Giorgio Vasari đãtừng tuyên bố rằng Disegno (Design) là cha đẻ của cả 3 loại hình nghệ thuậtchính thống Kiến trúc, Điêu khắc và Hội họa.

Nếu như trước đây, thời design thủ công, vấn đềhình thức sản phẩm được nâng thành tác phẩm nghệ thuật để chứng tỏ tài ba và sựkhéo léo của bàn tay con người, công năng sản phẩm mặc định bởi hình dáng motivequen thuộc từ ngàn xưa. Ngay cá các phong trào nghệ thuật cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX cũng chỉ là những thay đổi mang tính hình thức bởi những người tiên phongchỉ chủ trương tìm kiếm hình thức mới của hoa văn trang trí cho sản phẩm để phùhợp với thời đại công nghiệp hóa đang diễn ra khắp châu Âu khi đó.

Chính vì thế những motive hìnhdáng sản phẩm ít thay đổi. có nghĩa là những vấn đề mang tính thẩm mỹ cũngkhông có những thay đổi triệt để, mặc dù có những nghệ sĩ cấp tiến như AdolfLoos (Trường phái Secession Vienna, Áo) hô hào “Hoa văn là tội ác” và kêu gọihướng tới thẩm mỹ hiện đại – thẩm mỹ không hoa văn trang trí, nhưng thực raphong trào nghệ thuật hiện đại (mệnh danh hiện đại - TVB) thực chất chỉ dừnglại ở chỗ “gột rửa hoa văn trang trí” mà không hướng tới thẩm mỹ công nghiệpmới và mang nặng tính thủ công mỹ nghệ, cũng bởi do chủ trương phản đối côngnghiệp sản xuất hang loạt.

Chỉ sau khi đại chiến thế giớithứ nhất kết thúc năm 1918 và xu thế phát triển công nghiệp đã được khẳng địnhthì vấn đề design công nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi có những quanniệm, nhận thức thẩm mỹ công nghiệp hiện đại tương thích phương thức sản xuấtcông nghiệp. Trường Bauhaus ở Weimar của Đức được thành lập trên cơ sở hợp nhấtTrường Mỹ nghệ Weimar do Henry van de Velde (kiến trúc sư, designer Bỉ, cha đẻcủa Trường phái Tân Nghệ thuật Art Nouveau Bỉ) làm Giám đốc và Viện Hàn lâmnghệ thuật Weimar do Muthesius làm Giám đốc đã xác định được rõ nét xu hướngtạo dáng công nghiệp mới dựa trên nền tảng công năng của sản phẩm làm gốc vàhình thức phải tuân theo công năng.

Khẩu hiệu nghệ thuật “Hình dángtheo công năng” (Form follows Function) trở thành tôn chỉ nghệ thuật của pháiCông năng chủ nghĩa (Fuctionalism) coi trọng công năng và chất lượng kỹ thuậthơn hình thức, tạo dáng đơn giản, giá rẻ. Đó cũng chính là phong cách designcông nghiệp tiêu biểu của thế kỷ XX phù hợp phương thức sản xuất công nghiệphàng loạt, trở thành mẫu mực cho việc phát triển design ở các nước đang tiếnhành công nghiệp hóa như VN. Design hỗ trợ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa,mang lại hiệu quả kinh tế, nhất là cho những ngành công nghiệp chế biến và sảnxuất hàng tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực design bao bì, đồ họa quảng cáo.

Thẩmmỹ công nghiệp hiện đại

MMS= Mode + Modern + Style (Mốt + Hiện đại + Phong cách)

Sự khác biệt giữa thẩm mỹ truyềnthống có tính hàn lâm như quan niệm của nghệ thuật tạo hình đối với design chưađủ. Thẩm mỹ công nghiệp hiện đại mang tính thực tiễn gắn liền với sự tồn tạicủa cuộc sống vận động không ngừng. Cái mới, cái khác đời, cái đẹp chưa đượcđịnh nghĩa của một sản phẩm vươn tới thì tương lain gay trong quá trình tồn tạicủa nó, khiến cho lỗi mode, lạc hậu là sự biểu hiện của hình thể không còn hợpthời, bị phế bỏ, thay thế bởi kiểu dáng tân thời hơn ngay cả khi công năng củachúng còn hữu hiệu. hàng second- hand tồn tại bởi giá trị biểu hiện của hìnhthể đó còn có ý nghĩa trong môi trường khác, phù hợp nhãn quan và mục đích sửdụng khác. Môn học thẩm mỹ công nghiệp là hết sức cần thiết.

 

(TVB - Design - Một khái niệm - [1])  

 


A.M.C STUDIO

A.M.C kết nối

Lượt xem

  • Đang xem:
  • Tổng lượt xem: